Cà chua có tác dụng tuyệt vời thế nào với sức khỏe

Cà chua thường được chị em dùng để chăm sóc sắc đẹp, ngoài ra đó thì cà chua còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Vậy thì tất cả những công dụng của cà chua là như thế nào cũng như có những cách nào để chế biến cà chua đúng cách sao cho tận dụng được hết thành phần dinh dưỡng có trong cà chua thì hãy tham khảo bài chia sẽ sau để có được câu trả lời chính xác nhất nhé.

Thành phần dinh dưỡng có trong cà chua

Cà chua là loại thực phẩm quen thuộc hàng ngày. Chất Lycopene có trong cà chua là chất chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh tật và bệnh ung thư. Lycopene là loại chất cơ thể không tự tạo ra được mà chỉ bổ sung qua đường ăn uống.

Trong 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hằng ngày về Vitamin A, 8% nhu cầu Vitamin B6, từ 33-50% nhu cầu Vitamin C. Ngoài ra, còn có Vitamin B1 (0.06mg), B2 (0.04mg), PP (0.5mg). Các chất bổ dưỡng như đạm, đường, chất béo và khoáng vi lượng Canxi, Sắt, Kali, Phosphor… rất tốt trong việc làm đẹp da, chống lão hóa, xóa các nếp nhăn, ngoài ra còn có khả năng chống các bệnh tim mạch... cà chua còn có tác dụng ngăn chặn hiện tượng tắc nghẽn ở gan, phòng chống bệnh xơ gan.

Ăn cà chua chín sẽ tốt hơn khi ăn cà chua sống. Trước khi sử dụng cần rửa sạch cà chua với nước muối để loại trừ đi các hóa chất cũng như thuốc trừ sâu.

Tác dụng của cà chua

Bạn nghe nói về tác dụng của cà chua khá nhiều, nhưng bạn vẫn chưa xác định được cụ thể chúng là những tác dụng thế nào với sức khỏe: Cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe mà cà chua đem đến cho bạn:

Bổ sung dinh dưỡng: Một người bình thường mỗi ngày có thể ăn 200g cà chua (rửa thật sạch, ăn sống hoặc nấu chín). Lượng cà chua này có thể đáp ứng đủ nhu cầu về vitamin A, C, sắt và kali của cơ thể trong 24 giờ.

Cải thiện thị lực: Cà chua là nguồn cung cấp vitamin A và C tuyệt vời giúp ngăn ngừa bệnh quáng gà và tăng thị lực cho đôi mắt của bạn. Zhàm lượng vitamin A cao của cà chua cũng có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, một bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến mù mắt. Hơn nữa, cà chua có thể giảm nguy cơ đục thủy tinh thể. Trong cà chua còn có các chất chống oxy hóa như lycopene, lutein và zeaxanthin.

Phòng chống ung thư: Lycopene từ cà chua có khả năng góp phần phòng chống ung thư tuyến tiền liệt, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư dạ dày – trực tràng, ung thư họng – miệng – thực quản nhờ các chất chống oxy hóa, đặc biệt là nhờ vào hàm lượng lycopene rất cao có trong cà chua.

Giảm cholesterol và bảo vệ tim mạch: Các lycopene trong cà chua ngăn chặn quá trình oxy hóa lipid (mỡ) trong huyết thanh, làm giảm các loại mỡ máu có hại như triglyceride và cholesterol tỷ trọng thấp (Low Density Lipoprotein cholesterol – LDL). Những loại mỡ máu này là những thủ phạm chính trong các bệnh tim mạch do làm tăng sự lắng đọng chất béo trong các mạch máu, gây xơ vữa động mạch, tăng huyết ấp…

Phòng các bệnh về rối loạn đông máu: Cà chua chứa nhiều vitamin nhóm B, Kali, cũng như sắt. Kali làm thành mạch máu dẻo dai, mềm mại hơn, đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe mạch máu, ổn định huyết áp. Sắt và các vitamin nhóm B là nguyên liệu cho quá trình tạo máu. Vitamin K, rất cần thiết cho quá trình đông máu và kiểm soát chảy máu.

Giảm lượng đường trong máu: Cà chua chứa rất ít carbohydrate nên giúp làm giảm lượng đường trong máu. Một vài nghiên cứu tìm thấy vai trò của các chất chống oxy hóa trong cà chua bảo vệ thành mạch và thận - những cơ quan hay bị tổn thương do bệnh tiểu đường. Cà chua còn chứa crom và chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Thúc đẩy giấc ngủ ngon: Với nguồn vitamin C và lycopene dồi dào có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. Vì vậy, nếu bạn khó ngủ, hãy bổ sung thêm cà chua vào chế độ ăn hàng ngày.

Duy trì xương chắc khỏe: Cà chua có chứa vitamin K và canxi giúp giữ cho xương của bạn khỏe mạnh và chống loãng xương. Căn bệnh này là nguyên nhân của gãy rạn, biến dạng xương dẫn đến khuyết tật.

Chống viêm, giảm cơn đau mãn tính: Nhờ các chất chống viêm như carotenoid và bioflavonoid, cà chua có thể làm giảm cơn đau mãn tính. Một chương trình nghiên cứu chỉ ra rằng uống một ly nước ép cà chua mỗi ngày có thể làm giảm nồng độ TNF-alpha trong máu, một sát thủ gây viêm. Cà chua rất tốt cho những người bị bệnh tim mạch và Alzheimer.

Tốt cho mái tóc của bạn: Nhờ các vitamin và chất sắt giúp mái tóc bị hư hỏng và không có sự sống của bạn thêm bóng mượt. Hơn nữa, cà chua có tính axit có thể cân bằng độ pH trong tóc. Nếu bạn bị gàu và ngứa da đầu, dùng nước ép cà chua tươi thoa lên tóc và da đầu của bạn sau khi gội đầu, và rửa lại bằng nước lạnh hoặc ấm sau 4-5 phút.

Giảm cân: Nếu bạn đang cố gắng giảm vài cân nhất định phải có cà chua trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn vì nó ít chất béo và không chứa cholesterol. Cà chua chứa rất nhiều chất xơ và nước, do đó sẽ giúp bạn cảm thấy no. Bạn có thể ăn cà chua sống hoặc thêm chúng vào món thịt hầm ăn cùng xà lách, và các thực phẩm ăn uống thân thiện khác.

Chữa viêm gan mãn tính: Cà chua 250mg rửa sạch, thái miếng, thịt bò 100g thái mỏng, xào ăn hàng ngày. Món ăn này có tác dụng hỗ trợ tốt trong điều trị viêm gan mạn tính, giúp cơ thể nhanh hồi phục.

Tốt cho người viêm thật: Trong cà chua còn có chất giúp dịch vị bài tiết một cách bình thường, bảo đảm cho hồng cầu được tạo thành, có lợi cho việc duy trì tính đàn hồi của thành mạch máu và bảo vệ làn da. Ăn cà chua có tác dụng hỗ trợ phòng tránh và trị liệu các bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp. Cà chua chứa nhiều nước, lợi tiểu, cũng thích hợp cho người bị viêm thận sử dụng.

Chống tác hại của khói thuốc lá: Axit coumaric và axit chlorogenic trong cà chua, có khả năng bất hoạt nitrosamin nội sinh và chất này còn được tìm thấy lượng lớn trong khói thuốc lá. Chất nitrosamin được phát hiện là chất gây ung thư. Sự hiện diện của axit coumaric, axit chlorogenic và vitamin A với hàm lượng lớn trong cà chua được chứng minh làm giảm tác dụng các chất gây ung thư đến từ việc hút thuốc lá, đặc biệt là ung thư phổi.

Chữa bỏng lửa: Tách lấy vỏ cà chua có dính phần thịt của quả đắp lên chỗ bỏng, thỉnh thoảng lại thay. Thuốc có tác dụng chống đau rát và kích thích da chóng hồi phục.

Phòng ngừa các bệnh về rối loại đông máu, tạo máu: Cà chua chứa nhiều vitamin nhóm B, Kali, cũng như sắt. Kali làm thành mạch máu dẻo dai, mềm mại hơn, đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe mạch máu, ổn định huyết áp. Sắt và các vitamin nhóm B là nguyên liệu cho quá trình tạo máu. Vitamin K, rất cần thiết cho quá trình đông máu và kiểm soát chảy máu.

Chữa mụn nhọt lở loét: Lấy ngọn cây cà chua rửa sạch, giã nát, thêm vài hạt muối, đắp lên nơi tổn thương rồi băng lại. Mỗi ngày làm vài lần cho đến khi khỏi. Hoặc nấu cà chua với dầu hay mỡ cho đến khi bốc hết hơi nước, sau đó dùng như một loại thuốc mỡ để bôi lên những nơi mụn nhọt, lở loét.

Chữa sốt cao kèm theo khát nước: Cà chua 200g thái lát, sắc nước uống thay trà trong ngày, uống lạnh hay nóng đều được. Hoặc dùng nước ép cà chua, nước ép dưa hấu mỗi thứ 200ml, trộn đều, chia 2 – 3 lần uống trong ngày

Chữa tăng huyết áp: Vào sáng sớm (khi chưa ăn uống), lấy 1 – 2 quả cà chua, rửa sạch bằng nước sôi, thái thành miếng nhỏ, thêm chút đường cho đủ ngọt rồi ăn sống. Mỗi liệu trình kéo dài ½ tháng, nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục liệu trình khác.

Chữa chảy máu chân răng: Ăn tươi cà chua (quả chín) ngày 3 – 4 lần, mỗi lần 1 – 2 quả, ăn trong 2 tuần sẽ có kết quả.

Chữa dạ dày nóng cồn cào, miệng đắng: Nước ép quả cà chua 150 ml, nước ép quả sơn tra (táo mèo) 15ml, hai thứ trộn đều uống, ngày 2 – 3 lần.

Làm sáng da: Cà chua chứa lycopene, một chất chống oxy hóa mạnh bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và làm cho làn da của bạn ít nhạy cảm với tia cực tím, một trong những nguyên nhân gây ra nếp nhăn ở da. Chà bột cà chua lên làn da thô ráp của bạn giúp se lỗ chân lông, tái tạo và làm săn da mặt.

Xóa mờ tĩnh mạch mạng nhện: Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn cần 1 quả cà chua chín hoặc xanh, cắt lát mỏng và đặt chúng vào vị trí tĩnh mạch mạng nhện, giữ yên trong vòng 3-4 giờ, hãy cố định bằng băng dính nếu bạn phải di chuyển nhiều. Trong 3-5 giờ thực hiện, hãy thường xuyên đổi miếng cà chua, tốt nhất nên thực hiện vào buổi tối trước lúc ngủ. Duy trì liên tục mỗi ngày, chỉ trong 1 tuần bạn áp dụng, bạn sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng.

Một số món sinh tố từ cà chua

Sinh tố cà chua chuối, bơ và dâu


Sinh tố cà chua là một thức uống chứa ít calo và rất bổ dưỡng nên có trong thực đơn giảm cân hoặc ăn kiêng lành mạnh.
Chuẩn bị:
-       Dâu tây tươi, chín: 20 trái (cắt cuống)
-       Chuối sứ chín: 4 trái
-       Cà chua lớn bỏ cuống: 2 trái
-       Bơ lớn: 1 trái (cắt đôi, bỏ hột, tách ruột để chén riêng)
-       Sữa tươi không đường: 700 ml
-       Đường cát trắng (điều chỉnh theo khẩu vị)
-       Vài viên đá xay (hoặc dùng đá bi)
Cách làm:
Rửa sạch, cắt nhỏ nguyên liệu và cho toàn bộ nguyên liệu vào máy sinh tố, xay cho nhuyễn mịn rồi đổ hỗn hợp trái cây xay ra ly và thưởng thức.

*      Sinh tố cà chua với sữa chua, mật ong

Chuẩn bị:
-       Cà chua chín: 2 trái lớn
-       Cần tây: 1 cọng, xắt nhỏ
-       Dưa chuột: 1 trái gọt vỏ
-       Sữa chua nguyên chất: 1 cốc (Xem cách làm sữa chua ngon tại nhà)
-       Nước cốt chanh tươi: 1 thìa cà phê
-       Mật ong nguyên chất: 1 thìa cà phê
-       Đá vụn: 1 cốc
-       Hạt lanh: 2 muỗng canh
-       Lá húng quế: 2 nhánh
-       Hạt lanh – nguồn chất xơ dồi dào giúp các loại thức uống thêm bổ dưỡng.
Cách làm:
Rửa sạch toàn bộ nguyên liệu đã chuẩn bị, cắt nhỏ và cho vào máy xay nhuyễn cùng đá viên. Đổ hỗn hợp xay mịn đều ra ly và thưởng thức với lá húng quế trang trí.

*      Sinh tố cà chua cam cà rốt

Chuẩn bị:
-       2 củ cà rốt tươi
-       200gram dưa hấu tươi
-       1 trái cam
-       1 trái cà chua lớn
-       Nửa trái chuối chín
-       4 viên đá lạnh
Cách làm:
Bỏ hết vỏ, thái miếng nhỏ. Riêng với dưa hấu, bạn nhớ bỏ hột đi nhé. Còn cam thì vắt lấy nước cốt. Cho toàn bộ nguyên liệu vào máy và xay nhuyễn mịn với đá viên là xong. Đổ thức uống trái cây ra ly và thưởng thức.

*      Sinh tố cà chua dứa với rau bina

Nếu bạn đang tìm kiếm một thức uống ít đường, ít chất béo, thì đây chính là gợi ý dành cho bạn. Dứa, chanh và cà chua đều là những nguồn vitamin C dồi dào. Rau bina thì chứa nhiều kẽm, vitamin K, folate, canxi và sắt. Thêm một số chất hydrate hóa và chất xơ từ dưa chuột, khoáng chất omega-3 chống viêm từ hạt lanh, nước uống này đảm bảo sẽ thúc đẩy tâm trạng tốt nhất cho bạn để khởi đầu một ngày mới.

Chuẩn bị:
-       40gram rau bina tươi, rửa sạch, cắt nhỏ
-       70gram cà chua rửa sạch
-       100gram dứa (thơm) đã gọt sạch vỏ và bỏ phần mắt bên ngoài
-       Nước ép 1 trái chanh
-       1 trái dưa chuột nhỏ, xắt thành miếng
-       1 muỗng canh hạt lạnh
-       1 cốc nước lọc
-       1 cốc đá lạnh
Cách làm:
Bạn cắt nhỏ các nguyên liệu (trừ hạt lanh) và cùng cho vào máy xay, nước lọc, và đá lạnh, xay nhuyễn. Khi thưởng thức, đổ nước ra ly, rắc hạt lanh lên trên và uống ngay cho mát lạnh nhé.

*      Sinh tố cà chua và táo

Đây là hỗn hợp sinh tố trái cây, rau quả cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
Chuẩn bị:
-       1 cốc nước ép táo tươi
-       1 cốc nước ép cà chua
-       1 cốc cà chua xắt nhỏ
-       1 chén cần tây xắt nhỏ
-       1 cốc nước ép cà rốt
-       6 - 7 viên đá lạnh
Cách làm:
Bạn cho toàn bộ nguyên liệu vào máy xay nhuyễn là hoàn tất. Ngoài ra, bạn có thể thay cốc nước ép táo bằng nước ép của loại trái cây khác để đổi vị. Hoặc, đổi với táo tươi nhưng để đông đá cũng được.

Những món salad giảm cân với cà chua

Salad cà chua


Chuẩn bị:
-       Cà chua 2 quả
-       Xà lách soăn 1 cây
-       Rau mùi, ớt, tỏi
-       Gia vị: Dầu ô liu, đường, muối, giấm

Cách làm món salad cà chua:
Bước 1: Cà chua rửa sạch, gọt vỏ, cắt chéo. Xà lách, rau mùi rửa sạch ngâm với nước muối loãng khoảng 5′ rồi vớt ra cho ráo nước. Ớt, tỏi làm sạch rồi băm nhuyễn
Bước 2: Làm nước trộn salad theo công thức sau:  1/2 thìa cafe muối, ớt, tỏi, 1 thìa cafe dầu oliu, 6 thìa cafe giấm đánh cho ta hỗn hợp. Đổ cà chua, dưa chuột vào tô lớn rồi rưới nước trộn salad lên trên sau đó trộn đều nguyên liệu cho ngấm gia vị.
Bước 3: Chuẩn bị một đĩa to để bày món ăn, xếp rau xà lách ở dưới cùng rồi đến dưa chuột và trên cùng là cà chua, rắc rau mùi lên trên.

 Salad trái cây và sữa chua

Sự kết hợp giữa trái cây bốn mùa với sữa chua độc đáo không chỉ đem đến vòng eo “con kiến” mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Chuẩn bị:
-       Xà lách: 2 cây
-       Cà chua bi: 0,3kg
-       Kiwi: 2 quả
-       Dưa lưới: 0,3kg
-       Sữa chua không đường: 1 hộp

Cách làm món salad trái cây và sữa chua:
Bước 1: Xà lách rửa sạch, để ráo nước và thái đoạn nhỏ.
Bước 2: Cà chua bi rửa sạch sau đó bổ đôi. Kiwi, dưa lưới bỏ vỏ, cắt miếng vừa ăn.
Bước 3: Cho xà lách, cà chua bi, kiwi, dưa lưới vào tô và thêm sữa chua không đường lên trộn đều là bạn có thể thưởng thức ngay lập tức.

Sử dụng cà chua cần lưu ý những gì?

Không nên ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc: Trong dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Trong khi đó, cà chua là một loại rau có chứa một số lượng lớn vitamin C. Nếu bạn ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic có trong dưa leo.


Không nên ăn hạt cà chua: Hạt cà chua cũng như hạt ổi, trong đường ruột, không tiêu hoá được. Trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, người ta sợ nó lọt vào ruột thừa dễ gây viêm ruột thừa. Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm có nhiều hạt, đặc biệt là những hạt có kèm theo chất camen dễ gây táo bón, trẻ lại nhiều giun thì dễ biến chứng thành thắt ruột do giun, không lợi cho sức khoẻ.

Không ăn cà chua khi đói: Bởi chất pectin và nhựa phenolic chứa nhiều trong cà chua. Khi bạn ăn cà chua vào những lúc đói, những chất này có thể phản ứng với a-xít, ảnh hưởng lớn đến dạ dày. Dạ dày tiêu thụ những chất này có thể gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng. Chính vì vậy, không nên ăn cà chua trong khi đói, nhất là đối với những trường hợp giảm béo với cà chua, cần phải cân nhắc kĩ lưỡng khi sử dụng.

 Không dùng cà chua nấu chín trong thời gian dài: Bởi khi sử dụng cà chua đã bị nấu chín kĩ hoặc để trong thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị sẽ bị mất đi. Bên cạnh đó, nếu ăn phải cà chua không còn chất dinh dưỡng có thể gây nên tình trạng ngộc độc thực phẩm, không tốt cho sức khỏe.

Không ăn cà chua xanh: Cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn các yếu tố "alkaloid" nếu tiêu thụ sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác... thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Còn khi cà chua chín, các chất độc hại trong cà chua có tên là "alkaloid" sẽ giảm dần và sẽ biến mất trong cà chua chín đỏ. Vì vậy, với những quả cà chua màu xanh lá cây chưa chín, tuyệt đối không nên thưởng thức.

Không ăn quá nhiều cà chua: Bởi ăn quá nhiều cà chua có thể dẫn tới hiện tượng cơ thể không dung nạp loại thực phẩm này dù chỉ một lượng nhỏ. Nếu tình trạng không được chữa kịp thời, để lâu ngày, bệnh kéo dài sẽ dẫn tới các bệnh nghiêm trọng hơn về đường tiêu hóa như đau dạ dày và bí khí. Triệu chứng của hiện tượng này ở mỗi người là khác nhau. Nếu cơ thể không hấp thụ khoai tây, ớt hay hạt tiêu thì cũng không thể dung nạp cà chua.
ngocdungbeautycenter.blogspot.com tổng hợp từ Internet

Nhận xét